Hoàn Hảo – Chuyên Nghiệp – Tối Ưu
Follow us:  Facebook Twitter Skype

WordPress là gì? – Giới thiệu về WordPress

Dịch vụ cài đặt WordPress nhanh chóng, tiết kiệm

Giới thiệu về WordPress

WordPress là một mã nguồn web mở để quản trị nội dung (CMS – Content Management System ) và cũng là một nền tảng blog (Blog Platform) được viết trên ngôn ngữ PHP, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, được phát hành đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi Matt Mullenweg và Mike Little.

wordpress-2003
WordPress mới thành lập năm 2003

WordPress lúc đầu nó không được xem như là một CMS bởi vì sức mạnh của nó cũng còn giới hạn ít nhiều nên lúc đó cộng đồng xem WordPress chỉ là một mã nguồn được lựa chọn để phát triển blog cá nhân bình thường với các tính năng rất cơ bản là hỗ trợ tạo trang tĩnh, tạo bài viết có nhúng tính năng bình luận bài viết để thành viên có thể tương tác ngay tại trang web của bạn trước tiên bạn nên tìm hiểu việc đăng ký domain vn với nước ngoài tại các nhà cung cấp dịch vụ domain uy tín được nhiều người dùng ưa thích như: Bkhost, ….

Tuy vậy, so với công nghệ lúc bấy giờ thì WordPress cũng đã có những bước tiến vượt bậc so với các đối thủ khác mà cái quan trọng nhất là tính tương tác hoàn toàn đơn giản để có thể gần gũi với người sử dụng không chuyên. Vì vậy lúc đó WordPress đã bắt đầu trở thành một mã nguồn mở được nhiều người chú ý đến và nhận quyên góp (donation) để có thể phát triển được tốt hơn.

Wordpress đã nhận được rất nhiều người dùng và lập trình viên ủng hộ
WordPress đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ người dùng và lập trình viên

Và đúng như nguyện vọng của nhiều người, WordPress đã có một sự phát triển vượt bậc ngay sau đó mà đầu tiên là sự nâng cấp về phần cốt lõi bên trong để quản lý tốt hơn, nhiều tính năng mới được ra đời (trong đó có tính năng Custom Field mà cho đến tận bây giờ nó vẫn nằm trong top các tính năng thú vị nhất), kèm theo đó là một thư viện theme (giao diện) chính thức được công bố với hàng trăm giao diện khác nhau cho WordPress mà người dùng có thể tải về.

Tiếp tục vài năm sau đó, các phiên bản WordPress mới hơn lần lượt ra đời và kèm theo đó là thư viện plugin (các gói chức năng mở rộng)  khổng lồ được ra mắt, đánh dấu thời kỳ hoàng kim của WordPress. Đặc biệt là khi WordPress ra mắt phiên bản 2.8, có nhiều thay đổi và tính năng nâng cao được cập nhật làm cho WordPress càng trở nên mạnh mẽ hơn, và nó trở thành một CMS chính hiệu lúc nào không hay.

Tính ở thời điểm năm 2014, WordPress đã có những con số rất ấn tượng như sau:

  • Khoảng 75,000,000 website đang sử dụng mã nguồn mở WordPress.
  • Hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ khác nhau.
  • Mỗi ngày có khoảng 145,000 lượt download mã nguồn WordPress từ trang chủ.
  • WordPress chiếm khoảng 19% thị phần cho tổng số website có mặt trên thế giới. Trong khi đó Joomla chỉ có 3%. Và website không sử dụng CMS chiếm 69%.
  • Tổng số lượt download hiện tại của WordPress là khoảng 500,000,000 lần.

Như vậy chắc bạn cũng đã hình dung ra độ khủng khiếp của WordPress rồi nhỉ. Chưa hết đâu, và đây là một số website lớn trên thế giới tin dùng WordPress:

  • Mashable
  • TechCrunch
  • CNN
  • Forbes
  • Time
  • TED
  • Wired
  • Reuters

Vậy thì tại sao bạn lại không sử dụng WordPress ngay từ bây giờ nhỉ? Hay bạn vẫn còn đang băn khoăn khi sử dụng WordPress có nhược điểm và ưu điểm gì? OK, vậy để mình liệt kê ra các ưu và nhược điểm của WordPress nhé:

Ưu và nhược điểm của WordPress

Ưu điểm

  • Nhiều plugin hỗ trợ, hầu như mọi ý tưởng đều đã có plugin hỗ trợ, bạn cũng có thể tự viết plugin cho mình.
  • Nhiều theme (giao diện) có sẵn, hầu như là nhiều nhất trong các CMS hiện nay. Bao gồm các theme miễn phítheme trả phí rất chuyên nghiệp và SEO rất tốt.
  • Dễ tùy biến, nếu bạn là người đã có kiến thức sẵn về PHP, CSS, HTML thì điều này rất dễ dàng.
  • Nhiều cộng đồng hỗ trợ và hướng dẫn.
  • Có thể làm được nhiều thể loại website, từ blog cá nhân đến các trang thương mại điện tử.
  • Dễ cài đặt và nhanh chóng.
  • Nhẹ và hao tốn ít tài nguyên máy chủ.
  • Các Theme Framework hiện có sẽ giúp bạn tự thiết kế giao diện WordPress dễ dàng.
  • Dễ sử dụng và quản lý.
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ ( bao gồm cả tiếng Việt ).
  • Được cập nhật và vá lỗi liên tục.
  • Tích hợp sẵn Latex – công cụ soạn thảo công thức toán học, bạn có thể viết công thức toán học ngay trong bài viết.
  • Upload và quản lý hình ảnh một cách dễ dàng, đặc biệt là chức năng tạo thumbnail rất hay.
  • Có một hệ thống Widget đa dạng ( ứng dụng tạo thêm ) như Thống kê số người truy cập, Danh sách các bài viết mới, các bài viết nổi bật, được xem nhiều, được comment nhiều, Liệt kê các chuyên mục, Liệt kê các trang, Bài viết theo ngày tháng, … có rất nhiều Widget để bạn tha hồ lựa chọn.
  • Thống kê số truy cập từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó bạn sẽ có định hướng nên viết gì tiếp theo.
  • Hệ thống quản lý và duyệt Comment rất hay, có thể chặn spam theo IP hoặc từ khóa.
  • Hệ thống phân quyền với nhiều cấp độ khác nhau như: Administrator, Author, Editor, Contributer, Subcriber. Mỗi phân quyền sẽ có các quyền hạn khác nhau như được phép đăng bài viết, sửa bài viết, xóa bài viết, duyệt comment…
  • Sao lưu dữ liệu một cách dễ dàng để backup hoặc chuyển hosting sang một nơi khác.
  • Hỗ trợ import đa năng từ các blog khác như Blogspot, Tumblr, Blogger, LiveJournal…
  • Hàng ngày, WordPress sẽ thống kê 100 bài viết trên các blog tiếng Việt được nhiều người đọc nhất. Nhờ đó bạn biết được các thông tin quan trọng nhất đang diễn ra.
  • Và đặc biệt mới đây nhất WordPress hỗ trợ việc quản lý blog qua mobile rất thuận tiện và dễ dàng.

Nhược điểm

  • Nhiều khái niệm khó hiểu nếu bạn mới bắt đầu.
  • Muốn tùy biến WordPress, bạn phải có kiến thức lập trình web căn bản nhất.
  • Các theme đẹp đa phần là phải trả phí. Và plugin cũng vậy.
  • Nếu bạn là Developer, bạn sẽ hơi mệt mỏi với các hàm có sẵn của WordPress vì nó quá nhiều.

Với các ưu điểm và nhược điểm như vậy, mình nghĩ rằng bạn đã tự quyết định được rằng có nên dùng WordPress rồi đúng không nào. Có phải nó hoàn toàn phù hợp với bạn không. Nếu bạn cảm thấy nó không phù hợp với bạn thì bạn có thể dừng lại.

Phân biệt WordPress.com và WordPress.org

WordPress.com là gì?

WordPress.com cũng là một sản phẩm của Automatic (chủ thể sở hữu mã nguồn WordPress). Nó là một dịch vụ tạo blog miễn phí trên nền tảng WordPress và các thành viên khi đăng ký sẽ có một blog WordPress được chạy trên hệ thống máy chủ chung của Automatic. Tuy nhiên, do đây là một dịch vụ miễn phí, lại chạy trên máy chủ chung của Automatic nên nó sẽ bị giới hạn rất nhiều chức năng quan trọng nhất của WordPress. Khi đăng ký tài khoản tại wordpress.com sẽ có một tên miền dạng example.wordpress.com.  Khi sử dụng blog tại WordPress.com, ta sẽ không sử dụng được những tính năng quan trọng cũng như khai thác sức mạnh của WordPress như không cài được Plugin, không tùy chỉnh được code của giao diện, Settings rất hạn chế… Nhìn chung, một blog WordPress.com thì đều chỉ có một vài tính năng cơ bản để có thể làm được một blog thông thường.

WordPress.org là gì?

WordPress.org chính là trang chủ chính thức của mã nguồn WordPress mà trang WordPress.com kia đang sử dụng để tạo blog cho các thành viên. Tại đây, bạn có thể tải về bản chính thức của mã nguồn WordPress về máy để tự cài đặt trên chính máy chủ riêng/hosting của mình để mình tự vận hành nó.

Với một mã nguồn đầy đủ như vậy, bạn sẽ sử dụng được các chức năng quan trọng của WordPress mà trang dịch vụ WordPress.com không hỗ trợ, như việc cài theme bên ngoài, cài thêm plugin và một số tính năng nhỏ nhất. Nhưng các bạn nên nhớ rằng, WordPress chỉ thật sự mạnh khi bạn có thể sử dụng plugin và theme từ bên ngoài.

Lời kết

Qua bài viết này, có lẽ các bạn đã hình dung được WordPress là gì? Sử dụng làm gì và tại sao chúng ta nên sử dụng nó.  Có thể nói WordPress như 1 cái khung sườn vững chắc cho 1 website mà chúng ta có thể thiết lập, bổ sung tùy biến cho nó chuyên nghiệp hơn và theo ý muốn.

Nếu bạn muốn có 1 webiste WordPress chuyên nghiệp, hiện đại và theo như ý muốn nhưng chưa biết phải làm thế nào thì hãy sử dụng dịch vụ thiết kế web wordpress hoặc sử dụng dịch vụ cài đặt WordPress của chúng tôi ngay bây giờ.

Bình luận

Đối Tác - Khách Hàng